Lưới thủy tinh gia cường- là dạng lưới không gợi sóng được dùng như vật liệu tăng cường sức chịu lực, ứng dụng kết hợp với chất chống thấm lỏng, dùng chống thấm đặc dụng những vị trí, những cấu trúc xây dựng có độ giao động thường xuyên. Nó được thiết kế cho phép chất chống thấm lỏng xuyên qua, do đó tạo thành hệ thống màng hiệu suất cao chịu đựng lực hai chiều giữa lớp trên và lớp đáy tác động trên nó.
PHƯƠNG PHÁP THI CÔNG
1- Lớp vữa mỏng
2- Lưới thủy tinh
3- Lớp vữa hoàn tất
Việc lưa chọn sử dụng loại lưới thủy tinh với định lượng bao nhiệu phụ thuộc vào bề mặt vữa tô
dày hay mỏng. Lưới thủy tinh có định lượng lớn phù hợp cho tường có lớp vữa tô dày, lưới có định
lượng nhỏ thì phù hợp cho tường có lớp vữa tô mỏng.
Lưới thủy tinh phải được gắn vào lớp vữa tô thứ 1 khi lớp vữa này đang còn ướt, tấm lưới phải
được đặt theo chiều từ trên xuống dưới và tấm sau chồng mí lên tấm trước tối thiểu là 10cm.
Tiếp tục tô lớp vữa thứ 2 để hoàn thiện bề mặt tường, dùng bai hoặc bàn là để thi công tạo mặt
phẳng cho bề mặt tường, lúc này lớp lưới thủy tinh đã hoàn toàn bị che phủ.
Tránh tác động lên bề mặt tường cho đến khi bề mặt tường khô hẳn nhằm tránh sự tạo vết nứt và
xủi bọt khí khi bề mặt tường còn ướt.
I- SỬ DỤNG VỚI TƯỜNG CÓ LẮP ĐẶT VẬT LIỆU CÁCH ÂM CÁCH NHIỆT
1- Tường gạch
2- Lớp vật liệu cách nhiệt
3- Lớp vữa mỏng
4- Lưới thủy tinh
5- Lớp vữa hoàn thiện
6- Sơn trang trí
II- SỬ DỤNG GIA CỐ BỀ MẶT NGOÀI CỦA TƯỜNG
1- Tường gạch
2- Lớp vữa mỏng
3- Lưới thủy tinh
4- Lớp vữa hoàn thiện
5- Sơn trang trí
III – SỬ DỤNG GIA CỐ BỀ MẶT TRONG CỦA TƯỜNG
1- Tường gạch
2- Lớp vữa mỏng
3- Lưới thủy tinh
4- Lớp vữa hoàn thiện
5- Sơn trang trí
Lưới thủy tinh sẽ chống lại sự hình thành các vết nứt chân chim giúp cho bề mặt tường luôn đạt được
tính thẩm mỹ cao.
Sử dụng lưới thủy tinh gia cường như lớp vải gia cố trong nhiều trường hợp ứng dụng khác nhau:
– Hệ thống phủ sàn công nghiệp
– Sàn mái nhà, bể nước
– Khu tắm giặt vệ sinh
– Bể nước