TỔNG QUAN VỀ CHẤT LƯỢNG HIỆU QUẢ CỦA KEO DÁN GẠCH
Từ xưa đến nay, xi măng dán gạch luôn là lựa chọn hàng đầu của những người thợ xây dựng. Thế nhưng với công nghệ ngày càng tiên tiến, keo dán gạch đã ra đời như một bước ngoặt mới của ngành xây dựng lẫn kiến trúc nội , ngoại thất.
Hãy cùng tìm hiểu về ưu , khuyết điểm của keo dán gạch và xi măng dán gạch ngay bên dưới, để đưa ra lựa chọn đúng đắn, khoa học cho không gian sống của mình các bạn nhé
Tổng quan về xi măng và keo dán gạch
Xi măng là vật liệu thường được rất nhiều người sử dụng cho mục đích dán gạch, ngoài ra xi măng còn được dùng làm vữa trát, vữa xây.
Keo dán gạch là hỗn hợp trộn sẵn và bao gồm các thành phần đã được tính toán kỹ lưỡng như xi măng Portland OPG, cát mịn đã qua chọn lọc kĩ càng và các thành phần phụ gia để cải thiện các đặc tính của keo dán gạch. Keo dán gạch cao cấp còn có thể dùng để dán gạch lên trên bề mặt gạch cũ, trên bề mặt xi măng nhẵn bóng, trên bề mặt gỗ (có dùng lớp lót) hoặc trên các bề mặt đặc biệt khác.
Có thể thấy cấu trúc của cả hai loại này đều khác nhau, vậy thì đâu mới là chất kết dính tốt cho nền gạch của bạn?
So sánh xi măng và keo dán gạch
+ Tính tiện dụng:
Xi măng thường được đóng gói thành bao nhỏ nên khi sử dụng phải đem ra nơi khác để trộn, quá trình trộn còn tạo nhiều bụi bẩn gây mất vệ sinh. Gạch cũng cần phải ngâm trong nước ít nhất 1 ngày trước khi thi công bằng xi măng, mất nhiều thời gian cho cả gia chủ lẫn người thợ.
Trong khi đó, keo dán gạch rất dễ sử dụng, chỉ cần trộn với nước sạch là có thể sẵn sàng sử dụng. Sản phẩm được đóng gói để thuận tiện cho việc vận chuyển, ít bụi và do đó khu vực thi công được sạch sẽ hơn. Gạch cũng không cần phải được ngâm trước, chỉ cần tháo bao bì gạch ra và tiến hành lát bằng keo.
+ Thời gian và hiệu quả
Sử dụng xi măng để dán gạch theo cách truyền thống, ta sẽ dùng vữa trát thành từng mảng lên mặt sau viên gạch và tiến hành dán gạch. Cách làm này chỉ làm được một viên cho mỗi lần dán, vì vậy thời gian gia công sẽ chậm dẫn đến hiệu quả làm việc không cao. Chưa kể, người thợ phải rất tỉ mỉ và kiên nhẫn mới làm đều, đẹp, đảm bảo chất lượng cho từng viên gạch.
Mặc khác, keo dán gạch có thể dùng bay có răng cưa để phết keo, bề mặt diện tích khi thi công lên đến 1m² nên mang lại hiệu suất dán rất cao. Đặc biệt, khi dán gạch lên trên lớp keo bạn có thể nhanh chóng điều chỉnh gạch cho thẳng hàng theo ý muốn.
+ Một số điểm khác nhau khác
Về xi măng dán gạch:
Với cách lát gạch truyền thống bằng việc trát một lớp vữa thành từng mảng lên mặt sau viên gạch để điều chỉnh độ phẳng của sàn và đảm bảo độ bám dính cần một lớp vữa dày. Điều này sẽ làm kết cấu chịu tải trọng nặng hơn. Hơn nữa, sẽ gây lãng phí nguyên vật liệu khi hỗn hợp bị khô nhanh hơn trước khi tiến hành sử dụng để dán gạch.
Qua bài viết này, có thể thấy được xi măng dán gạch và keo dán gạch đều có những ưu điểm và khuyết điểm riêng, bạn có thể tùy vào điều kiện kinh tế, môi trường thi công và nhu cầu sử dụng mà chọn cho mình một loại vật liệu kết dính phù hợp.
KEO DÁN GẠCH KẾT HỢP KE NHỰA CÂN BẰNG = ỐP LÁT NHANH – ỐP LÁT ĐỀU – ỐP LÁT SIÊU TỐC
Ke Nhựa Cân Bằng hay còn tên khác là ke nhựa cân bằng gạch.
– công dụng chủ yếu là cân bằng gạch khi ốp lát.
– Ngăn chặn hiện tượng trên dưới chênh lệch không ngang nhau
– Sử dụng trong lát gạch trên sàn, hoặc ốp gạch trên tường.
– Cố định chặt chẽ, không cho gạch di chuyển trong quá trình đợi khô chất vữa.
– Giảm thiểu số lần phải cân chỉnh gạch.
– Giảm bớt thời gian thi công, nâng cao năng suất, tăng cao lợi nhuận